Phân biệt dấu hiệu mẹ ít sữa Thật và Giả

Đối với các bà mẹ, duy trì lượng sữa cần thiết cho con luôn là mục tiêu hàng đầu. Bởi vậy, việc nắm rõ những dấu hiệu mẹ ít sữa là điều mà các mẹ cần đặc biệt lưu tâm tới, có vậy thì các mẹ mới có thể tránh và xử lý được tình trạng mất sữa không muốn ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên. 

1. Dấu hiệu nhận biết mẹ ít sữa

1.1 Khái niệm

Không có một định mức cụ thể nào để đo lường lượng sữa mẹ bao nhiêu là nhiều, bao nhiêu là ít. Điều đó tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ và nhu cầu của từng bé khác nhau. Nghĩa là nếu lượng sữa mẹ không đủ cung cấp cho cơ thể bé bú, duy trì và phát triển thì tức là mẹ đang ít sữa.

1.2 Cách nhận biết dấu hiệu mẹ ít sữa

Thời gian bé bú mẹ

  • Thông thường bé chỉ bú mỗi bên vú mẹ khoảng 5 phút là đủ no.
  • Trong thực tế mẹ thường cho bé bú một bên vú từ khoảng 5-10 phút, khi thấy bé bú chậm lại thì đổi sang bên kia và bú tiếp khoảng 5-10 phút nữa. Nếu sau khi bú 2 bên vú mẹ xong mà bé nằm ngủ hoặc chơi ngoan trong vài tiếng thì chắc chắn là bé đã được bú no, đồng nghĩa với việc mẹ không bị ít sữa.
  • Bởi vậy nên nếu mẹ thấy bé bú một bên vú tới 15 phút trở lên hoặc bé bú lâu, bú nhiều nhưng không có cữ nào no, hay quấy khóc thì chứng tỏ mẹ đang thiếu sữa.

Cách bú của bé: Các em bé bình thường khi bú sẽ mút khoảng 3-4 nhịp thì nuốt một lần. Bởi vậy nên nếu mẹ thấy bé mút nhiều hơn 5 lần rồi mới nuốt một lần thì có thể là do bé mút yếu hoặc do mẹ ít sữa nên bé không mút ra được.

[caption id="attachment_1792" align="aligncenter" width="600"]Cách bú của bé Nhận biết dấu hiệu mẹ ít sữa từ cách bú của bé.[/caption]

Xem nước tiểu của bé

  • Nếu sữa mẹ đầy đủ cho bé bú thì bé sẽ đi tiểu rất nhiều lần trong ngày (khoảng 1 tiếng 1 lần đối với trẻ sơ sinh, khoảng 1,5 tiếng 1 lần đối với trẻ từ 3 tháng trở lên, 2 tiếng 1 lần đối với trẻ từ 12 tháng trở lên).
  • Như vậy, nếu bé tiểu ít thì cũng có thể nghi ngờ lượng sữa mẹ không đủ cho bé.

1.3 Cẩn thận giữa dấu hiệu GIẢ về mẹ ít sữa

Bé có vẻ đói giữa các bữa ăn

Khi bố mẹ thấy bé có các dấu hiệu như dù đã ngủ nhưng miệng vẫn cứ chóp chép, vừa ngủ vừa mút ti mẹ hay bé thường xuyên thích mút ti mẹ thì bố mẹ thường cho rằng bé đang đói. Tuy nhiên, điều đó không thể khẳng định là bé đang đói mà đôi khi nó chỉ là một hoạt động yêu thích, sở thích của bé vì nó giúp bé thấy dễ chịu, thoải mái.

Bé bú nhiều hơn bình thường

Khi cơ thể bé ngày một phát triển, đương nhiên bé sẽ bú nhiều dần lên và trong quá trình đó sẽ có những thời điểm bé bú nhiều hơn bình thường trước đó. Ví dụ bình thường bé đang bú 60ml/1 lần thì hôm nay bé lại bú lên tới 80ml/lần chẳng hạn. Như vậy, điều này hoàn toàn không phải do mẹ ít sữa khiến bé bị đói mà là do nhu cầu phát triển của bé.

Bé đòi bú ngay sau khi hết cữ

Trong những tháng đầu đời, đa phần các bé đều có nhu cầu mút ti mẹ rất cao. Bởi vậy mà trong thực tế sẽ có trường hợp bé vừa bú xong lại đòi mút ti mẹ tiếp và dẫn đến nhiều khi bụng bé dù đã no sữa nhưng bé vẫn chưa thỏa mãn “cơn thèm mút ti”. Trong những trường hợp như vậy, bố mẹ không nên cho rằng vì mẹ ít sữa nên bé ti mãi như vậy mà đó chỉ là do nhu cầu của bé mà thôi.

Bé đòi bú ngay khi hết cữ

Bầu vú mẹ ít căng và không rỉ sữa

Bầu vú căng và rỉ sữa là biểu hiện của việc sữa mẹ xuống nhiều. Sau những tháng đầu đời của bé (thường khoảng 6 tháng), cơ thể mẹ sẽ tùy thuộc vào lượng sữa thực tế bé bú mà điều chỉnh mức sữa tiết ra cho phù hợp. Bởi vậy khi đó lượng sữa tiết ra thường là vừa đủ cho bé bú, không thừa không thiếu nên sẽ ít khi có hiện tượng bầu vú mẹ bị căng và rỉ sữa. Trong trường hợp đó, bố mẹ cũng không nên nghĩ là do mẹ ít sữa nên mới như vậy.

Bé bú hết bình sữa ngay sau khi bú mẹ

Phản xạ bú mút là phản xạ của mọi em bé ngay từ lúc sinh ra và được duy trì trong 3-4 tháng. Phản xạ này có thể được kích thích khi có áp lực tác động lên vòm miệng của bé từ ti mẹ, từ ti giả, từ núm vú của bình sữa, từ ngón tay của bé hoặc của bố mẹ. Như vậy rõ ràng là khi bé vừa bú mẹ xong mà liền sau đó lại bú hết bình sữa thì cũng có khả năng là do bé bị kích hoạt phản xạ bú mút chứ không phải do bé đói hay do mẹ ít sữa.

Bé chậm tăng cân

Cân nặng của bé là “thước đo” được ứng dụng nhiều nhất trong việc đánh giá xem mẹ có ít sữa hay không. Tuy nhiên nhiều trường hợp chỉ cần một chút sai lệch là sẽ dẫn đến 2 kết quả khác nhau hoàn toàn. Ví dụ như dụng cụ cân mỗi lần không chuẩn xác; cho bé mặc nhiều quần áo hơn bình thường khi cân; cân khi bé vừa ti no xong, cân khi bé vừa ị xong… Cơ địa mỗi bé mỗi khác, có những bé kém hấp thu thì cân nặng cũng lên chậm hơn chứ không phải do bé bị đói.

2. Nguyên nhân và giải pháp khi mẹ bị ít sữa

Đối với các mẹ bị ít sữa thật sự, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mỗi nguyên nhân lại cần những giải pháp khác nhau để giải quyết.

2.1 Đã từng xạ trị ở vú

Xạ trị tức là dùng tia X phá hủy các tế bào, thường là tế bào ung thư. Tuy nhiên các tế bào bình thường vùng đó cũng bị phá hủy theo do tia X không phân biệt được tế bào bệnh và tế bào lành.

Như vậy, khi xạ trị ở vú thì các tế bào cấu tạo nên bầu vú cũng ít nhiều bị ảnh hưởng và đương nhiên khi đó lượng sữa tiết ra sẽ giảm đi rõ rệt thậm chí mất sữa trong trường hợp bệnh nặng.

Giải pháp: Nếu đã bệnh đến mức phải xạ trị thì thực sự rất khó có giải pháp nào hoàn hảo. Tuy nhiên, quá trình xạ trị nếu có thể thì nên hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới các tế bào lành của bầu vú.

2.2 Sử dụng thuốc ảnh hưởng đến sản xuất sữa trong quá trình mẹ cho con bú

Sử dụng thuốc khiến mẹ ít sữa

Vì một số trường hợp đặc biệt mà đôi khi mẹ phải sử dụng đến thuốc dù vẫn đang cho con bú như viêm vú hay mẹ bị một bệnh nào đó… Khi đó, có thể sẽ xảy ra trường hợp thuốc mẹ dùng ảnh hưởng đến hoạt động tiết sữa làm cho lượng sữa mẹ giảm đáng kể.

Giải pháp: Nếu buộc phải dùng thuốc, mẹ có thể tìm hiểu những loại thuốc có cùng công dụng chữa bệnh mà không ảnh hưởng đến việc tiết sữa như các loại thuốc nam an toàn lành tính hay thuốc được bào chế tự nhiên theo cách dân gian trước khi nghĩ đến thuốc tây chẳng hạn.

2.3 Thay đổi nội tiết tố

Như chúng ta đã biết, hoạt động tiết sữa của mẹ bị ảnh hưởng và điều khiển bởi các hormone nội tiết tố như Prolactin và Oxytocin. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào của các hormone trên đều ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa mẹ.

Giải pháp: Trong những trường hợp trên, các mẹ nên biết cách điều chỉnh hàm lượng các nội tiết tố trên như bổ sung qua ăn uống; qua thực phẩm chức năng… Trong trường hợp nặng thì mẹ nên đi khám và làm theo chỉ dẫn của các bác sĩ.

2.4 Mẹ thiếu ngủ

Đây là một trong những nguyên nhân mà hầu như mẹ nào cũng gặp không ít thì nhiều. Khi mẹ thiếu ngủ sẽ dẫn đến cơ thể suy nhược dần, và kèm theo đó là hoạt động của tuyến vú và tuyến yên yếu dần, lượng sữa tiết ra cũng vì thế mà giảm dần.

Giải pháp: Các mẹ sau sinh nên sắp xếp thời gian, tranh thủ khi con ngủ để ngủ sao cho đủ giấc. Ngoài ra, chồng và gia đình cũng nên hỗ trợ mẹ thêm trong việc chăm em bé.

2.5 Mẹ bị stress, cơ thể mệt mỏi

Các mẹ nên giữ tinh thần thoải mái

Tương tự như thiếu ngủ, nếu trong thời gian cho con bú mà mẹ mệt mỏi hay stress quá mức cần thiết thì sẽ khiến cho mẹ kinh mạch trì trệ, khí huyết kém lưu thông, ảnh hưởng tới hoạt động tiết sữa dẫn đến sản lượng và chất lượng sữa ngày một kém đi.

Giải pháp: Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khiến mẹ stress mà khắc phục. Thời gian này, sự quan tâm của người chồng là điều hết sức cần thiết đối với các mẹ.

2.6 Mẹ ít cho con bú

Việc bú mẹ của bé là một trong những cách kích thích bầu vú hoạt động và tiết ra sữa hiệu quả nhất. Bởi vậy mà đương nhiên là khi bé ít bú mẹ thì bầu vú cũng ít được kích thích nên lâu dần lượng sữa tiết ra cũng sẽ ít hơn.

Giải pháp: Chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng, còn lại thì mẹ nên cho con bú thường xuyên nhất là trong những tháng đầu đời bởi vì việc đó không chỉ tốt cho bé mà còn rất tốt cho mẹ, giúp mẹ giảm nguy cơ stress, giảm nguy cơ ung thư vú, tắc tia sữa...

2.7 Cho bé bú sai cách

Cho bé bú sai cách như chỉ bú một bên vú sẽ khiến bên còn lại hay bị tắc tia sữa và giảm khả năng tiết sữa. Hay việc cho bé bú không theo giờ giấc cũng có thể khiến cho hoạt động tiết sữa của mẹ không được hiệu quả bằng.

Giải pháp: Khi cho bé bú, mẹ nên lưu ý cho bú đều cả 2 bên và nên tập cho bé bú đúng giờ sẽ giúp sữa về nhiều hơn.

2.8 Bé bú kém

Cũng tương tự như việc mẹ ít cho con bú, nhưng trong trường hợp này là do bé không thích bú mẹ bằng bú bình chẳng hạn hay bé bú kém, bú ít lâu dần sẽ làm mẹ mất dần phản xạ tiết sữa.

Giải pháp: Trong trường hợp này mẹ nên lưu ý phải cực kỳ chịu khó nhất là trong những tháng đầu sau sinh nên tập cho bé bú mẹ nhiều để bé quen với việc bú mẹ. Ngoài ra, nếu không cần thiết thì cũng chưa cần cho bé bú sữa ngoài vội.

2.9 Thiếu dinh dưỡng cho mẹ

[caption id="attachment_1776" align="aligncenter" width="600"]Chế độ dinh dưỡng hợp lý Chế độ dinh dưỡng hợp lý[/caption]

Dinh dưỡng không đủ, không cân bằng dẫn đến việc quá thừa hoặc quá thiếu một chất nào đó đều ảnh hưởng không tốt tới mẹ. Hơn nữa, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng lâu ngày sẽ dẫn đến cơ thể suy nhược, sức khỏe lâu phục hồi và dần dần sẽ khiến lượng sữa tiết ra ngày một giảm.

Giải pháp: Chế độ ăn của mẹ bầu nên cân đối, hài hòa. Không phải cứ món gì tốt là ăn thật nhiều ngày ngày qua ngày khác thì sẽ tốt mà ngược lại còn gây thêm tâm lý chán ăn, stress cho mẹ.

2.10 Ít âu yếm giữa mẹ và con

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì việc âu yếm giữa mẹ và con có rất nhiều tác dụng như: giúp mẹ và bé giảm nguy cơ stress, giúp giảm trầm cảm ở mẹ, giúp bé phát triển tốt hơn và đồng thời cũng giúp kích thích hoạt động của tuyến sữa để mẹ tiết nhiều sữa hơn.

Giải pháp: Sau khi sinh, mẹ tốt nhất là nên luôn ở gần con, âu yếm yêu thương con để tinh thần được thoải mái từ đó giúp mẹ khỏe mạnh hơn và tiết nhiều sữa cho con hơn.

2.11 Ít massage ngực

[caption id="attachment_1741" align="aligncenter" width="600"]Massage ngực để kích thích sữa về Massage ngực để kích thích sữa về[/caption]

Ngoài việc bé ti mẹ ra thi massage ngực cũng là một trong những hoạt động kích thích tuyến vú của mẹ hoạt động được hiệu quả hơn. Các tia sữa ít tắc hơn đồng thời lượng sữa về nhiều hơn.

Giải pháp: Tùy vào mỗi trường hợp mà nên massage ngực 6-8 lần/ ngày. Với các mẹ càng ít sữa thì càng nên tranh thủ thời gian cứ lúc nào rảnh rỗi thì nên massage ngực để kích thích sữa về nhiều hơn.

Như vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu mẹ ít sữa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Ngoài ra, việc tìm hiểu và chẩn đoán đúng nguyên nhân khiến mẹ ít sữa cũng góp phần không nhỏ giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Ngoài các biện pháp khắc phục dựa vào nguyên nhân như trên thì các mẹ cũng có thể sử dụng các thực phẩm chức năng kích thích lợi sữa như trà cốm sữa hoặc cốm lợi sữa…

Các mẹ hãy luôn ghi nhớ những dấu hiệu mẹ ít sữa này để có thể an tâm nuôi con tốt nhất nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này