Cách lấy lại sữa mẹ đã mất cực kỳ hiệu quả

Mất sữa là nỗi lo của vô vàn bà mẹ sau khi sinh. Để san sẻ bớt gánh nặng tâm lý cho các mẹ, chúng tôi sẽ chia sẻ những cách lấy lại sữa mẹ đã mất hiệu quả để các mẹ bớt phần lo âu nhé.

1. Hiện tượng mẹ bị mất sữa là gì?

Mất sữa là tình trạng tuyến sữa ngừng sản xuất sữa và tiết sữa. Hai bầu ngực của mẹ bị xẹp xuống, mềm và kể cả khi cố nặn sữa cũng không thấy ra sữa. Mất sữa có thể ở 2 dạng:

  • Mất sữa đột ngột: Mẹ đang cho con bú thì đột nhiên bị mất sữa.
  • Sữa mẹ ít dần rồi mất hẳn: Sữa mẹ tiết ra dần ít hơn sau đó ngưng hẳn.

Mẹ cũng cần phân biệt rõ hai hiện tượng tắc tia sữa và mất sữa.

  • Tắc tia sữa là hiện tượng sữa mẹ vẫn được sản xuất bởi tuyến vú nhưng bị tắc đường tiết sữa ra bên ngoài nên sữa không được tiết ra. Điều này khiến bầu ngực bị căng cứng, đau và có thể khiến mẹ bị sốt.
  • Mất sữa là hiện tượng tuyến vú không sản xuất sữa nên trong bầu ngực mẹ hoàn toàn không có sữa.

2. Nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa

Khi bị mất sữa, các mẹ đều vô cùng lo lắng. Các mẹ cần giữ bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa, dựa vào đó tìm giải pháp gọi sữa về trở lại. Thông thường, mẹ bị mất sữa do một số nguyên nhân chính dưới đây:

2.1 Thiếu hormone tiết sữa

[caption id="attachment_1717" align="aligncenter" width="600"]Mẹ không có sữa do hormone tiết sữa Mẹ không có sữa do hormone tiết sữa[/caption]

ProlactinOxytocin là hai hormone chủ yếu và đóng vai trò quan trọng nhất quy định khả năng tiết sữa mẹ. Nếu hai hormome này hoạt động hiệu quả thì tuyến vú sẽ sản sinh sữa và tiết sữa ổn định.

Hormome prolactin:

  • Hormome prolactin do tuyến yên tiết ra nhằm kích thích tuyến vú tiết ra nhiều sữa hơn.
  • Sau khi sinh con vài giờ nhau thai đẩy ra khỏi tử cung, tuyến yên sẽ bắt đầu hoạt động để sản sinh ra prolactin.
  • Khi con bú mút vú mẹ, hormone prolactin càng được tiết ra nhiều hơn, giúp hình thành phản xạ tiết sữa.

Hormome oxytocin:

  • Hormome oxytocin kích thích sự co bóp để đẩy sữa, tiết sữa ra ngoài cho con có thể bú được.
  • Khi mẹ gần gũi, âu yếm con hoặc khi bé ngậm bú mút vú mẹ, hormone oxytocin sẽ sản sinh ra nhiều và kích thích tiết sữa ra ngoài.

Sự thiếu hụt hormone prolactin và oxytoxin là nguyên nhân chính khiến mẹ bị mất sữa. Những yếu tố như chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, tâm lý, thói quen cho con bú...gây ảnh hưởng rất lớn tới sự sản sinh và hoạt động của hai hormone này. 

2.2 Chế độ dinh dưỡng

[caption id="attachment_1315" align="aligncenter" width="600"]Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến mẹ bị ít sữa hoặc mất sữa vĩnh viễn Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến mẹ bị ít sữa hoặc mất sữa vĩnh viễn[/caption]

Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết sữa. Nếu mẹ bị thiếu chất, cơ thể sẽ không có đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình sản sinh sữa. 

  • Nhiều mẹ sau sinh bị ép ăn chế độ kiêng khem quá mức
  • Thực đơn quanh đi quẩn lại chỉ có vài món

Nếu mẹ sau sinh sử dụng trong thời gian đang cho con bú có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Một số thực phẩm, đồ uống cũng có thể gây mất sữa như:

  • Chất kích thích: Cà phê...
  • Đồ uống có cồn: Rượu, bia...
  • Măng, lá lốt, cà muối… 

2.3 Chế độ nghỉ ngơi

[caption id="attachment_1789" align="aligncenter" width="600"]Mẹ thiếu ngủ và rơi vào tình trạng mệt mỏi Mẹ thiếu ngủ và rơi vào tình trạng mệt mỏi[/caption]

  • Sự sản sinh prolactin - hormone kích thích sản sinh sữa được cơ thể tiết ra chủ yếu vào ban đêm. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ sau sinh phải thức khuya dậy sớm để chăm em bé dẫn đến thiếu ngủ trầm trọng. 
  • Khi bị thiếu ngủ và rơi vào tình trạng mệt mỏi, kiệt sức khiến tuyến yên sẽ tiết ra rất ít prolactin. Do đó, tuyến sữa làm việc kém hiệu quả gây ra tình trạng mất sữa.

2.4 Tâm lý

[caption id="attachment_1754" align="aligncenter" width="600"]Căng thẳng tinh thần gây ảnh hưởng rất lớn tới khă năng tiết sữa Căng thẳng tinh thần gây ảnh hưởng rất lớn tới khă năng tiết sữa[/caption]

Căng thẳng tinh thần gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết prolactin bởi tuyến yên khiến mẹ bị mất sữa.

  • Mẹ sau sinh trải qua nhiều đau đớn và vất vả khi sinh con và chăm sóc con nhỏ và chịu nhiều áp lực, vì vậy rất dễ bị căng thẳng tinh thần, thậm chí trầm cảm.
  • Khi thấy sữa ít dần không đủ cho con bú, bé quấy khóc, nhiều mẹ sau sinh vô cùng lo lắng

2.5 Thể trạng, sức khỏe của mẹ.

[caption id="attachment_1672" align="aligncenter" width="600"]Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng lớn tới nguồn sữa Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng lớn tới nguồn sữa[/caption]

Thể trạng sức khỏe yếu khiến cơ thể hoạt động không trôi chảy, nồng độ các hormone trong cơ thể không ổn định, khiến lượng sữa tiết ra kém.

  • Khi sinh con, cơ thể mẹ phải trải qua rất nhiều đau đớn vất vả và sức khỏe yếu.
  • Nhiều mẹ có thể trạng yếu ớt lại phải nuôi con vất vả nên bị mệt mỏi, kiệt sức. 

2.6 Cách cho con bú

[caption id="attachment_1779" align="aligncenter" width="600"]Thói quen cho con bú đúng cách là rất quan trọng Thói quen cho con bú đúng cách là rất quan trọng[/caption]

Nếu mẹ cho con bú không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới cơ chế tiết sữa của mẹ

  • Không cho con bú thường xuyên.
  • Không cho bé bú theo cữ.
  • Bé bú không đủ cữ hoặc chỉ bú một bên.

Cơ thể mẹ thường tiết sữa theo nhu cầu của con. Nếu bé không bú theo cữ và bú hết sữa trong bầu ngực, cơ thể mẹ sẽ không điều chỉnh để tiết thêm sữa hoặc điều chỉnh để giảm lượng sữa tiết ra. Theo thời gian, tình trạng mẹ bị mất sữa có thể xảy ra.

2.7 Tác dụng phụ của thuốc và một số bệnh lý

[caption id="attachment_1320" align="aligncenter" width="600"]Những bệnh lý tuyến vú cũng có thể là nguyên nhân gây mất sữa Những bệnh lý tuyến vú cũng có thể là nguyên nhân gây mất sữa[/caption]

Nếu mẹ phải dùng một số loại thuốc để điều trị bệnh khả năng tiết sữa sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí mẹ có thể bị mất sữa ngay sau khi sử dụng thuốc: Ví dụ:

  • Kháng sinh.
  • Thuốc tránh thai.

Những bệnh lý tuyến vú cũng có thể là nguyên nhân gây mất sữa. Các bệnh lý này thường kèm theo các dấu hiệu như đau, sưng, nhức hoặc các triệu chứng khác ngoài mất sữa.

  • U nang tuyến vú.
  • Áp xe vú.
  • Tắc tia sữa.
  • Bệnh tuyến giáp.
  • Rối loạn nội tiết .

3. Chia sẻ kinh nghiệm cách lấy lại sữa mẹ đã mất

Có nhiều cách lấy lại sữa mẹ đã mất khác nhau, với nguyên lý tương tự như cách kích sữa và gọi sữa mẹ về.

3.1 Cho con bú đúng cách, thường xuyên

[caption id="attachment_1793" align="aligncenter" width="600"]Hãy để bé trong tư thế dễ chịu để bé ngậm và bú sữa mẹ Hãy để bé trong tư thế dễ chịu để bé ngậm và bú sữa mẹ[/caption]

Cho con bú thường xuyên và đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng mất sữa.

  • Mẹ nên cho con bú theo cữ bú.
  • Mỗi lần cho bú cách nhau 2-3 giờ.
  • Nếu mẹ bận hoặc bé ngủ gật, bú ít thì mẹ nên vắt sữa ra để kích sữa tiết ra được đều và nhiều hơn.
  • Cho con bú thường xuyên và đúng cách sẽ giúp cơ thể mẹ hình thành phản xạ tiết sữa, tuyến vú làm việc hiệu quả, lập trình tiết sữa nhiều đáp ứng nhu cầu của bé và tiết sữa ổn định.
  • Hành động gần gũi, âu yếm con và bé bú tí mẹ sẽ kích thích hormone tiết sữa prolactin và oxytocin giúp kích sữa.

3.2 Chế độ dinh dưỡng

[caption id="attachment_1776" align="aligncenter" width="600"]Chế độ dinh dưỡng hợp lý Chế độ dinh dưỡng hợp lý[/caption]

  • Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Chế độ ăn cần đa dạng, lành mạnh, nhiều rau xanh và hoa quả chứ không nên kiêng khem quá nhiều gây thiếu chất.
  • Mẹ cũng nên ưu tiên các món ăn lợi sữa như chân giò hầm đu đủ xanh, canh rau ngót thịt bò, cháo sung, cháo cá chép...
  • Các thức uống lợi sữa cũng là một lựa chọn tốt cho các bà mẹ bị kém sữa. Chúng vừa bổ sung nước lại vừa bổ sung dinh dưỡng và tác nhân tiết sữa hiệu quả. Một số loại nước lợi sữa như: Nước mè đen, nước rau ngót, nước lá mít, nước lá đinh lăng, nước gạo lứt...

Khi thấy các phương pháp trên không hiệu quả, các mẹ có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng lợi sữa: cốm lợi sữa, trà lợi sữa, viên uống lợi sữa để kích thích tiết sữa tốt hơn.

3.3 Sử dụng máy hút sữa

[caption id="attachment_1763" align="aligncenter" width="600"]Cách hút sữa để có nhiều sữa Cách hút sữa để có nhiều sữa[/caption]

Máy hút sữa giúp ngăn ngừa tình trạng mất sữa

  • Khi sữa mẹ về nhiều nhưng con còn nhỏ, bú không hết thì các mẹ có thể dùng máy vắt sữa để làm trống bầu vú, kích thích sản sinh sữa mới.
  • Sữa đã hút được có thể mang trữ trong tủ lạnh để cho bé bú ở các giai đoạn sau hoặc khi mẹ vắng nhà.
  • Khi mẹ phải đi làm hoặc có việc bận không cho bé bú thường xuyên sẽ rất dễ bị ít sữa, mất sữa. Khi này, việc mang theo máy hút sữa có thể giúp mẹ duy trì việc sản sinh sữa đều đặn, tránh mất sữa.

Sử dụng máy hút sữa thế nào cho đúng cách?

Chọn máy hút sữa phù hợp

  • Các mẹ nên chọn máy hút sữa đôi (máy hút sữa 2 bên) hơn là chọn máy hút sữa đơn (máy hút sữa một bên). Vì máy hút sữa 2 bên sẽ cho phép hút 2 bên ngực cùng một lúc, vừa tiết kiệm thời gian, mẹ không phải ngồi lâu mà cũng giúp sữa tiết ra đều và nhiều ở cả hai bên ngực.
  • Các mẹ cũng nên lựa chọn loại máy hút sữa có chế độ hút sữa kết hợp massage ngực để giúp ngực được thư giãn và kích thích tiết nhiều sữa hơn.

Cách hút sữa bằng máy hút sữa

  • Các mẹ nên hút sữa thường xuyên, nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ. Mỗi ngày hút sữa khoảng 8 lần.
  • Nên kết hợp hút sữa với massage ngực. Nếu có máy có chế độ hút sữa kết hợp massage thì khi bật máy sẽ tự động massage ngực trong 2 phút sau đó mới tự chuyển sang chế độ hút sữa.

Sữa mẹ sau khi hút ra cần được bảo quản trong các bình hoặc túi đựng sữa chuyên dụng và trữ trong ngăn đá nếu muốn để lâu.

4. Các mẹ bị mất sữa đặc biệt cần kiên trì

[caption id="attachment_1638" align="aligncenter" width="600"]Mẹ sinh xong cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lí Mẹ sinh xong cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lí[/caption]

Nhiều bà mẹ bỉm sữa vô cùng lo lắng khi bị mất sữa. Có khi cả gia đình nỗ lực tìm đủ mọi cách để sữa về lại, vô cùng căng thẳng và áp lực, điều đó khiến các mẹ càng khó để lấy lại sữa hơn.

Trước hết, khi bị mất sữa, các mẹ cần:

  • Phải thật bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân.
  • Kiên trì để có sữa trở lại.
  • Các mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý.

Tùy vào cơ địa của mỗi mẹ và nguyên nhân gây mất sữa mà thời gian mất sữa có thể kéo dài vài ngày, 1 tuần thậm chí đến cả tháng, có trường hợp bị mất sữa vĩnh viễn.

Gia đình và chồng cần giúp các mẹ chia sẻ khó khăn chăm sóc con, động viên tinh thần để các mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, sữa sớm có trở lại. Xem xét bổ sung các sản phẩm cốm lợi sữa, viên uống lợi sữa... Đặc biệt, mẹ cần kiên trì hút sữa theo lịch, không được bỏ cuộc.

Nhiều bà mẹ đã gọi sữa về thành công bằng các cách lấy lại sữa mẹ đã mất ở trên và bằng tình yêu thương vô bờ bến dành cho con yêu. Vậy nên các mẹ đừng nản lòng nhé!

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt dấu hiệu mẹ ít sữa Thật và Giả