Mẹ hết sữa phải làm sao? Bí quyết hay cho mẹ lấy lại sữa tức thì!

Các bà mẹ sau sinh thường luôn căng thẳng và lo lắng về nguồn sữa của mình, đặc biệt là khi thấy sữa thay đổi. Nếu mẹ hết sữa phải làm sao? Nguyên nhân của việc đó là gì và có cách nào để cải thiện không? Các mẹ đừng bỏ qua câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1. Hiểu đúng về hiện tượng mẹ hết sữa

Các mẹ cần hiểu rõ về hiện tượng mẹ hết sữa trước khi đưa ra bất kỳ quyết định gì. Điều này nhằm tránh những hiểu nhầm không đáng có và để đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất. Thông thường, các mẹ sẽ gặp phải 2 dạng hết sữa dưới đây.

1.1 Sữa ít dần rồi hết hẳn

1.1.1 Mẹ đang cho con bú bị ít sữa rồi hết hẳn

[caption id="attachment_1754" align="aligncenter" width="600"]Mẹ hết sữa phải làm sao? Mẹ hết sữa phải làm sao?[/caption]

Hiện tượng mất sữa cần phân biệt với tắc sữa. Mất sữa là tình trạng tuyến sữa ngưng tiết sữa. Tắc sữa là tình trạng sữa vẫn được sản xuất và tiết ra những không thể thoát ra ngoài, khiến cho bầu ngực căng cứng, có thể dẫn tới bị sốt.

Đặc điểm:

Mẹ đang cho con bú bị ít sữa rồi hết hẳn có những đặc điểm sau:

  • Sữa tiết ra ít dần và sau đó tuyến sữa ngưng tiết sữa.
  • Hai bầu ngực của mẹ xẹp, mềm nhũn và không ra sữa kể cả khi cố gắng nặn sữa.
  • Ngực mẹ không đau hay căng tức.
  • Mỗi cữ bú bé chỉ bú được một thời gian ngắn rồi ngừng bú, không hứng thú với việc bú mẹ do không mút được sữa.

Nguyên nhân:

  • Lượng hormone tiết sữa giảm: Hàm lượng prolactin và oxytocin (đặc biệt là prolactin) giảm sẽ khiến sữa mẹ ít dần rồi mất hẳn.
  • Mẹ bị căng thẳng tinh thần: Căng thẳng tinh thần khiến tuyến yên tiết ra ít hormone prolactin. Do vậy, tuyến sữa làm việc kém hiệu quả, gây ít sữa, mất sữa.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Nhiều bà mẹ sau sinh phải kiêng khem quá mức, cơ thể bị thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng thì sẽ không có đủ dưỡng chất cần thiết để tiết sữa.
  • Một số loại thuốc gây mất sữa: Thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh ... có thể là nguyên nhân gây mất sữa.
  • Mẹ không cho con bú thường xuyên và đủ cữ: Sữa sinh ra theo nhu cầu của bé, nên nếu bé không bú thì sữa sẽ giảm.
  • Mẹ bị rối loạn nội tiết: Nếu mẹ gặp một số vấn đề như thiếu máu, thiếu hoặc thừa một hormone nào đó, sót nhau thai... thì sẽ mất cân bằng các nội tiết tố estrogen, prolactin – gây ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa.

1.1.2 Cai sữa cho con

[caption id="attachment_1719" align="aligncenter" width="600"]Mẹ mất sữa do cai sữa cho con Mẹ mất sữa do cai sữa cho con[/caption]

Cai sữa cho con là quá trình người mẹ chủ động dừng cho con bú (có thể giảm từ từ số lần cho bé bú rồi dừng hẳn) vì nhiều lý do khác nhau. Khi cai sữa, lượng sữa mẹ tiết ra cũng sẽ giảm dần rồi hết hẳn.

1.2 Mất sữa đột ngột

[caption id="attachment_1722" align="aligncenter" width="600"]Mẹ mất sữa đột ngột không rõ nguyên nhân Mẹ mất sữa đột ngột không rõ nguyên nhân[/caption]

Mất sữa đột ngột là hiện tượng mẹ đang cho con bú bình thường thì bỗng nhiên bị mất sữa không rõ nguyên nhân. Tình trạng này có thể diễn ra trong 1 thời gian ngắn hoặc trở thành mất sữa vĩnh viễn. Bởi vậy vấn đề này khiến nhiều bà mẹ sau sinh vô cùng lo lắng.

Mẹ có thể bị mất sữa đột ngột do các bệnh có liên quan đến tuyến vú như:

  • Tắc tia sữa: Nếu mẹ thấy bầu ngực căng tức rất khó chịu, có thể sờ thấy từng cục nhỏ trong bầu ngực thì đó chắc chắn là do bị tắc tia sữa. Tắc tia sữa khiến sữa đã tiết ra nhiều nhưng không được đẩy ra bên ngoài.
  • Áp xe vú: Là tình trạng bị viêm ở sâu bên trong tuyến vú do vi khuẩn. Bệnh gây viêm, sưng, đau nhức, núm vú chảy mủ. Bệnh trải qua hai giai đoạn là giai đoạn viêm  và sau đó là giai đoạn áp xe, hoại tử. Đây là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và gây mất sữa.

2. Mẹ hết sữa phải làm sao?

Trong trường hợp đã xác định được mình bị mất sữa, các mẹ có thể làm theo một số điều sau đây.

2.1 Đối với người bị sữa ít dần rồi hết hẳn

[caption id="attachment_1671" align="aligncenter" width="600"]Sữa mẹ ít dần rồi hết hẳn Sữa mẹ ít dần rồi hết hẳn[/caption]

2.1.1 Giữ tinh thần tốt

  • Giữ tinh thần thật thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý và tinh thần tốt thì hormone tiết sữa như prolactin và oxytocin mới sản sinh ra nhiều.

2.1.2 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khi cơ thể có đầy đủ dưỡng chất và năng lượng, tuyến vú mới hoạt động hiệu quả để tiết sữa. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng và đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm:

  • Protein, chất béo, chất xơ, các vitamin quan trọng như vitamin A, B, C, D, E...
  • Các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, mangan…

2.1.3 Cho con bú đúng cách.

  • Cho con bú đúng tư thế, cho con bú thường xuyên theo cữ bú, tốt nhất là 2-3 giờ một lần và cho bé bú hết cữ.
  • Mẹ cũng cần cho bé bú từng bên và tạo điều kiện cho hai bên ngực trống để kích thích sản xuất sữa.
  • Nếu bé bú không hết hoặc mẹ bận không cho bé bú thường xuyên thì cần vắt sữa theo giờ.

2.1.4 Masssage ngực

Massage bầu ngực, vệ sinh ngực thường xuyên và đúng cách sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ bị tắc tia sữa, giúp tuyến sữa hoạt động hiệu quả và nhịp nhàng.

2.2.5 Kích sữa

  • Tích cực cho con bú dù không có sữa và sử dụng máy hút sữa để kích thích sữa ra.
  • Dù sữa ra ít hoặc bị mất sữa tạm thời, các mẹ cũng không nên dừng việc cho bú.
  • Hành động bú mút và kích thích sẽ giúp hormone tiết sữa được sản sinh ra nhiều, tăng cơ hội có sữa trở lại. Nếu con không thể bú, hãy sử dụng máy hút sữa thay thế.

2.2 Đối với mẹ bị mất sữa đột ngột

[caption id="attachment_1672" align="aligncenter" width="600"]Mje bị mất sữa đột ngột Mje bị mất sữa đột ngột[/caption]

Khi mẹ bị mất sữa đột ngột không rõ nguyên nhân, điều cần thiết là nỗ lực để có sữa trở lại, tránh hiện tượng mất sữa vĩnh viễn. Các mẹ nên:

  • Thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tích cực cho con bú.
  • Massage bầu ngực sẽ có thể giúp sữa về trở lại.
  • Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng thực phẩm chức năng lợi sữa uy tín và chất lượng như cốm lợi sữa, trà cốm sữa, viên kích sữa.

Lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng:

  • Khi bị mất sữa, các mẹ cần kiểm tra kỹ xem có bị tắc tia sữa và áp xe vú không. Nếu bị tắc tia sữa thì cần chữa trị khỏi tình trạng này rồi sau đó mới dùng cốm lợi sữa để gọi sữa về trở lại.
  • Các mẹ cần tìm đúng sản phẩm có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã được kiểm nghiệm để dùng.
  • Khi sử dụng các sản phẩm này, các mẹ cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nếu tình trạng mất sữa không được cải thiện hoặc bị sốt, đau căng cứng ở ngực hoặc có dấu hiệu viêm, sưng vú thì nên đi khám bác sĩ để có phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả.

Mong rằng các mẹ đã bớt băn khoăn và không còn lo lắng xem mẹ hết sữa phải làm sao. Chúc chị em luôn khỏe mạnh và có nguồn sữa tốt cho con.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt dấu hiệu mẹ ít sữa Thật và Giả