Mẹ nhiều sữa phải làm sao? Bí quyết xử lý của mẹ thông minh

Trong khi nhiều chị em đau đầu vì bị mất sữa, không có đủ sữa cho con bú thì có những người lại bị “thừa” sữa. Vậy mẹ nhiều sữa phải làm sao? Ở đâu người ta cũng rỉ tai nhau cách làm lợi sữa cho các mẹ kém sữa, còn các mẹ nhiều sữa quá thì biết phải làm thế nào?

1. Lý do mẹ quá nhiều sữa

Nhiều sữa thì tốt nhưng quá nhiều sữa thì có thể gây tác động tiêu cực lên sức khỏe của mẹ. Để biết mẹ nhiều sữa phải làm sao thì trước tiên mẹ cần hiểu hiện tượng quá nhiều sữa là gì và tại sao lại có hiện tượng đó?

1.1 Hiện tượng tiết sữa nhiều là gì?

Tiết sữa nhiều là hiện tượng mà lượng sữa của mẹ tiết ra vượt xa so với nhu cầu mà bé.

[caption id="attachment_1951" align="aligncenter" width="600"]Mẹ nhiều sữa phải làm sao Mẹ nhiều sữa phải làm sao[/caption]

Có những trường hợp lượng sữa ra quá nhiều khiến sữa phun ra nhanh và mạnh, làm cho việc bé bú trở nên khó khăn hơn. Có chị em lại bị rỉ sữa nhiều hoặc bị tràn sữa kể cả khi đang nghỉ ngơi hoặc làm các việc khác.

1.2 Lý do mẹ có nhiều sữa

Thông thường, cơ thể có thể tự điều chỉnh lượng sữa cho phù hợp với nhu cầu của con. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn có lượng sữa quá nhiều sau quá trình tự điều chỉnh.

[caption id="attachment_1952" align="aligncenter" width="600"]Qúa nhiều sữa do lạm dụng máy hút sữa Qúa nhiều sữa do lạm dụng máy hút sữa[/caption]

Những nguyên nhân khiến cho mẹ có quá nhiều sữa là:

Thiếu cân bằng hormone

  • Sự tăng đột ngột của hormone estrogen kích thích tuyến yên tăng sản xuất sữa vì thế làm cho lượng sữa của chị em tăng lên đáng kể.
  • Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bị mắc bệnh u tuyến yên.

Lạm dụng dùng máy hút sữa hoặc cố cho con bú quá nhiều

  • Nhiều chị em có thói quen vắt thật nhiều sữa trong ngày bằng máy hút sữa để tích trữ cho con sử dụng.
  • Việc sử dụng máy hút sữa thường xuyên hoặc cho con bú vào nhiều lần trong ngày tạo phản xạ cho cơ thể tiết nhiều sữa hơn.

2. Ảnh hưởng khi mẹ nhiều sữa

Việc mẹ nhiều sữa sẽ gây ảnh hưởng lên cả mẹ và con.

2.1 Ảnh hưởng đến con

[caption id="attachment_1953" align="aligncenter" width="600"]Mẹ nhiều sữa khiến trẻ bị sặc sữa Mẹ nhiều sữa khiến trẻ bị sặc sữa[/caption]

Bị sặc sữa

Khi lượng sữa quá nhiều, tia sữa phun ra nhanh và mạnh. Bởi thế mà bé có thể sẽ bị sặc ngay khi bú tia sữa đầu tiên khá nguy hiểm.

Không sử dụng được nhiều lượng sữa đặc

Sữa mẹ có phần sữa loãng và sữa đặc.

  • Sữa loãng là sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú sau đó mới đến sữa đặc.
  • Khi mẹ có lượng sữa quá nhiều, lượng sữa loãng lớn khiến bé chưa nhận được nhiều sữa đặc đã no và không bú tiếp nữa. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé nhanh no và nhanh bị đói.

Đau bụng, nấc, ợ hơi

Những hiện tượng này xảy ra khi bé bú với dòng sữa chảy ra quá nhanh, quá nhiều. Bé phải vừa bú vừa thở nên nuốt thêm nhiều không khí trong khi bú mẹ.

Bé gầy hơn

Do phải chịu khó khăn trong khi bú nên nhiều bé không muốn bú mẹ, lười bú hơn làm bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và bị thiếu cân.

Bé uống được ít phần sữa đặc trong sữa mẹ nên hấp thu được ít chất béo, nên bị tăng cân chậm.

2.2 Ảnh hưởng đến mẹ

[caption id="attachment_1954" align="aligncenter" width="600"]Quá nhiếu sữa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ Quá nhiếu sữa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ[/caption]

  • Đau tức ngực: Sữa dồn về nhiều hai bên bầu ngực khiến ngực luôn ở trong trạng thái căng đầy làm các mẹ bị tức ngực, đau ngực. Ngực quá căng tức có thể dẫn đến tình trạng sốt nhẹ, mệt mỏi ở mẹ.
  • Viêm tuyến vú: Tuyến sữa hoạt động quá tải, sữa tiết ra nhiều và bị dồn ứ gây ra tình trạng viêm tuyến vú nguy hiểm.
  • Chảy sữa thường xuyên: Nhiều mẹ bị chảy sữa ngay cả khi con không bú gây ra nhiều bất lợi trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Mẹ nhiều sữa phải làm sao? - Cách làm giảm sữa mẹ 

Để làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

3.1 Cho con bú đúng tư thế

[caption id="attachment_1793" align="aligncenter" width="600"]Hãy để bé trong tư thế dễ chịu để bé ngậm và bú sữa mẹ Hãy để bé trong tư thế dễ chịu để bé ngậm và bú sữa mẹ[/caption]

Đây là cách giúp các bé có thể đối phó với lượng sữa nhiều và nhanh.

  • Hãy đặt bé bú với tư thế ngồi, bụng bé áp với bụng mẹ.
  • Lưng mẹ dựa ra phía sau làm trọng lực để giảm dòng chảy của sữa.
  • Tay mẹ đỡ lấy lưng bé.
  • Các mẹ cũng có thể cho bé nằm nghiêng, sử dụng khăn lót phía dưới để hứng lượng sữa thừa chảy ra.

3.2 Cho con bú thường xuyên

Nếu như bé có khả năng bú thường xuyên thì bạn nên cho bé bú. Bởi vì lượng sữa được bé tiêu thụ sẽ giúp giảm lượng sữa của mẹ và mẹ không còn bị tràn sữa nữa.

3.3 Vắt tay hoặc hút sữa đầu ra trước sau đó cho con bú sữa đặc sau

[caption id="attachment_1797" align="aligncenter" width="600"]Sử dụng máy hút sữa để vắt sữa Sử dụng máy hút sữa để vắt sữa[/caption]

  • Sữa đầu loãng và ít dinh dưỡng hơn. Vì thế các mẹ có thể dùng tay hoặc máy vắt sữa để bỏ bớt lượng sữa đầu loãng sau đó cho bé bú khi sữa đặc được tiết ra.
  • Sữa sau đặc và có nhiều chất dinh dưỡng hơn nên sẽ giúp bé bổ sung nhiều năng lượng phát triển.

3.4 Mẹ nên thư giãn khi cho con bú

Để trả lời cho câu hỏi "mẹ nhiều sữa phải làm sao?" thì không thể thiếu tư vấn mẹ nên thư giãn nhé.

  • Đừng quá căng thẳng trước tình trạng sữa về quá nhiều. Hãy thư giãn để lượng sữa chảy về không quá ồ ạt.
  • Hãy sử dụng miếng lót thấm đặt vào bên trong áo ngực giúp thấm hút lượng sữa thừa hiệu quả.

3.5 Trữ đông sữa cho con bú dần

Một cách hiệu quả giúp bạn tận dụng được lượng sữa lớn. Bạn có thể dùng máy hút sữa để cho sữa ra những chai hoặc túi và cất vào tủ đông cho bé dùng dần.

[caption id="attachment_1956" align="aligncenter" width="600"]Trữ đông sữa cho con dùng dần Trữ đông sữa cho con dùng dần[/caption]

Đây là cách bạn có được lượng sữa cho bé sử dụng ngay cả khi không còn tiết sữa nữa. Bạn cũng có thể dùng lượng sữa thừa của mình để cho các mẹ không có sữa.

3.6 Sử dụng núm vú giả

Việc cho bé bú quá nhiều khiến cơ thể kích thích sản sinh sữa nhiều hơn có thể giải quyết bằng cách cho bé bú trực tiếp ít hơn. Thay vào đó, bạn có thể cho bé dùng núm vú giả để bé ngậm thay vì ngậm vú mẹ.

[caption id="attachment_1958" align="aligncenter" width="600"]Sử dụng núm vú giả Sử dụng núm vú giả[/caption]

3.7 Khi bé ngừng bú do sữa chảy nhanh

Khi bé ngừng bú do sữa chảy nhanh thì tạm dừng và vỗ lưng cho trẻ.

  • Khi thấy bé uốn lưng, tránh bầu sữa, có thể là do dòng sữa chảy quá nhanh và mạnh làm bé không thể bú được.
  • Lúc đó, bạn hãy tạm dừng việc cho bé bú, lấy tay vuốt hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé để bé có thể ợ hơi và bú tiếp.

Hi vọng những phương pháp trên đã giúp các chị em có cách trả lời trước câu hỏi trăn trở: Mẹ nhiều sữa phải làm sao? Chúc các mẹ sớm điều chỉnh được tình trạng này để nuôi con ngoan và khỏe mạnh dễ dàng hơn nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt dấu hiệu mẹ ít sữa Thật và Giả