Làm thế nào để sữa mẹ đặc?

Đối với nhiều bà mẹ, có đủ sữa cho con thôi chưa đủ mà còn phải đảm bảo chất lượng nữa. Chính vì vậy làm thế nào để sữa mẹ đặc và nhiều hơn là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ quan tâm. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ về vấn đề làm thế nào để sữa mẹ đặc, mời chị em cùng theo dõi.

1. Phân biệt sữa mẹ đặc và loãng

Ở mỗi cữ bú của bé việc tiết sữa ở người mẹ sẽ chia thành 3 giai đoạn là giai đoạn sữa đầu, sữa giữa và sữa sau.

[caption id="attachment_2307" align="aligncenter" width="600"]Phân biệt sữa đặc - sữa loãng Phân biệt sữa đặc - sữa loãng[/caption]

Sữa loãng

Trong 3 giai đoạn tiết sữa trên, sữa đầu là sữa loãng nhất.

  • Sữa loãng được tiết ra khá nhiều với mục đích giúp trẻ hết khát bởi thành phần có chứa nhiều nước, bên cạnh đó nó cũng chứa nhiều kháng thể qua đó giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tuy nhiên loại sữa này thường sẽ ít chất dinh dưỡng hơn so với sữa giữa và sữa cuối.

Sữa đặc

  • Sữa giữa và sữa cuối thường đặc hơn, chứa nhiều chất béo và dinh dưỡng hơn. Vì vậy trẻ bú sữa đầu và sữa cuối sẽ giúp tăng cân và lớn nhanh hơn.
  • Cũng vì lý do này mà mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn 15 phút để cơ thể mẹ có thể tiết ra được cả sữa giữa và sữa cuối.
  • Ngoài ra loại sữa non được tiết ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ và vài ngày đầu tiên sau khi sinh cũng thường đặc hơn. Sữa non rất tốt cho trẻ bởi nó giàu đạm, kháng thể vì vậy quan niệm vắt bỏ sữa non sau khi sinh là hoàn toàn sai lầm.

2. Làm thế nào để sữa mẹ đặc?

Thông thường sau sinh người mẹ sẽ có cả sữa loãng và sữa đặc trong mỗi cữ bú của trẻ. Tuy nhiên có nhiều chị em lại chỉ có sữa loãng nên không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.

Làm thế nào để sữa mẹ đặc?

Để khắc phục tình trạng này, chị em nên bổ sung dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm chức năng, sử dụng thuốc lợi sữa, cho con bú thường xuyên, đúng cách, có chế độ nghỉ ngơi điều độ….

2.1 Bổ sung dinh dưỡng

Các loại thực phẩm dinh dưỡng mà mẹ cần bổ sung sau sinh gồm có:

Chất đạm: Sau sinh người mẹ nên bổ sung khoảng 71g protein mỗi ngày bởi protein giúp cung cấp năng lượng giúp người mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Chất béo

  • Mẹ nên bổ sung các chất béo không no chuỗi dài nhiều nối đuôi như n3, n6, EPA và DHA sẽ tốt cơ cơ thể.
  • Lượng chất béo cần cho cơ thể người mẹ lúc này là 20-30% khẩu phần ăn bởi sau sinh người mẹ cần thêm 500 Calo mỗi ngày để nuôi con, và chất béo là 1 nguồn cung cấp Calo nhanh nhất cho cơ thể.

[caption id="attachment_1776" align="aligncenter" width="600"]Chế độ dinh dưỡng hợp lý Chế độ dinh dưỡng hợp lý[/caption]

Tinh bột

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể, đặc biệt là cơ thể người phụ nữ sau sinh.

  • Khi vào cơ thể tinh bột sẽ được chuyển hóa thành glucose, 1 phần đi nuôi các tế bào trong cơ thể, 1 phần được dự trữ tại gan và các cơ.
  • Tuy nhiên ăn nhiều tinh bột cũng sẽ làm cho người mẹ dễ tăng cân, béo phì. Chính vì vậy mẹ nên duy trì 1 bát cơm đầy mỗi bữa để đảm bảo sức khỏe và không bị thừa chất. .

Vitamin A, C, D: Phụ nữ sau sinh cần bổ sung khoảng 30 nanogram vitamin D, 1.300 microgram vitamin A, 120 miligam vitamin C mỗi ngày để giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn loãng xương và tăng khả năng hấp thu sắt tốt hơn cho cơ thể.

Canxi

Mẹ nên bổ sung canxi sau sinh để cung cấp canxi cho bé (thông qua việc bú sữa mẹ), ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Phụ nữ sau sinh cần nạp là 1000 miligram/ngày.

  • Khi cho trẻ bú thì một lượng canxi từ cơ thể mẹ sẽ theo sữa vào cơ thể bé, nếu không bổ sung canxi thì cơ thể mẹ sẽ bị mất đi một lượng canxi đáng kể, vì thế dễ bị loãng xương hơn.
  • Các loại thực phẩm chứa canxi nhiều là sữa động vật và các chế phẩm của nó, rau bina, rau cần, tôm, tép, cua, rong biển, hải sâm và các loại đậu.

Sắt

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ mất đi một lượng máu đáng kể. Vì vậy việc bổ sung sắt để giúp cơ thể sản sinh ra nhiều máu hơn là thực sự cần thiết.

  • Sắt cũng cần thiết trong việc tạo ra nguồn sữa giàu sắt, cần thiết cho bé.
  • Các loại thực phẩm chứa sắt nhiều là thịt bò, gan, thịt nạc, cá, cải xoăn, rau bina, củ cải… Lượng sắt cần nạp vào cơ thể người mẹ một ngày là khoảng 15mg.

2.1.1 Các món ăn giúp sữa mẹ đặc

Sau đây, chị em hãy cùng tham khảo các món ăn đơn giản, dễ thực hiện nhưng có công dụng hoàn hảo giúp sữa mẹ đặc hơn.

  • Rau đay: Mẹ sau sinh nên ăn 150-200g rau đay mỗi ngày trong tuần đầu tiên và khoảng 200-250g rau đay những ngày của tuần tiếp theo sẽ giúp tăng tiết sữa và chất béo trong sữa giúp sữa mẹ đặc hơn. Ngoài ra trong rau đay còn chứa nhiều sắt với khoảng 100g rau đay sẽ chứa khoảng 7mg sắt, do đó việc bổ sung rau đay sẽ vừa giúp sữa đặc hơn vừa bổ sung được sắt cho cơ thể mẹ.
  • Cháo móng giò: Móng giò hầm đu đủ non vừa có thể cung cấp protein, chất béo, vitamin A, B, C, D, E... cho cơ thể mẹ qua đó cải thiện chất lượng nguồn sữa mẹ, vì thế mà sữa mẹ lúc này sẽ đặc hơn.
  • Quả sung: Trong quả sung chứa rất nhiều protein, chất béo, đường, canxi, photpho, sắt, vitamin A... do đó ăn sung sau khi sinh sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho người mẹ và cũng nhờ đó mà sữa mẹ cũng đặc hơn nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.

[caption id="attachment_1356" align="aligncenter" width="600"]Ăn quả sung giúp sữa mẹ đặc hơn Ăn quả sung giúp sữa mẹ đặc hơn[/caption]

  • Canh rong biển: Trong rong biển có chứa nhiều đạm, khoáng chất, sắt, các yếu tố vi lượng cùng nhiều vitamin do đó rất tốt cho phụ nữ sau sinh, đặc biệt rong biển giúp lợi sữa và sữa đặc hơn. Đây cũng chính là món ăn không thể thiếu trong thực đơn phụ nữ Hàn Quốc sau sinh.

Ngoài ra còn rất nhiều món ăn khác cũng giúp sữa mẹ đặc hơn như chuối sứ, rau khoai lang, mướp, ngó sen, thịt bò...

2.1.2 Thức uống giúp sữa mẹ đặc

Bên cạnh các loại thức ăn giúp sữa mẹ đặc hơn thì việc bổ sung các thức uống từ cà rốt, gạo lứt, bí ngô cũng là phương pháp giúp sữa mẹ đặc hơn rất nhiều.

Sữa bí ngô

  • Sữa bí ngô: Trong bí ngô có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng các axit hữu cơ nên cực kỳ tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy sữa bí ngô (kết hợp với sữa tươi, kem tươi hoặc đường) cũng là một thức uống hoàn hảo để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường chất dinh dưỡng cho sữa mẹ.
  • Nước ép cà rốt: Mỗi ngày uống một ly nước ép cà rốt vào buổi sáng hoặc buổi trưa sẽ giúp sữa mẹ về nhiều và đặc hơn bởi trong cà rốt chứa nhiều vitamin A và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cơ thể phụ nữ sau sinh.
  • Nước gạo lứt: Gạo lứt nguyên cám chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và các khoáng chất như canxi, sắt các nguyên tố vi lượng như Canxi, Sắt, Magie, Selen, Glutathione (GSH), Kali và Natri... vì thế nước được đun từ gạo lứt là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất an toàn cho phụ nữ sau sinh. Uống nước gạo lứt không chỉ giúp sữa về nhiều và còn giúp sữa thơm và đặc hơn, vì thế nó luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ sau sinh.

2.1.3 Uống sữa ấm

Sữa ấm bao gồm sữa từ động vật (sữa bò, sữa dê, sữa cừu...) hay sữa từ thực vật (sữa ngô, sữa hạt sen, sữa gạo lứt, sữa mè đen...).

Mẹ uống sữa ấm hàng ngày sau sinh sẽ có nhiều sữa hơn

  • Các mẹ nên uống sữa ấm trước khi cho bé bú từ 15-20 phút sẽ giúp kích thích sữa mẹ về nhiều hơn và đặc hơn.
  • Mỗi ngày người mẹ nên uống khoảng 3 ly sữa ấm sẽ bổ sung năng lượng và chất lượng sữa cũng như gọi sữa về nhiều hơn để thoải mái cho trẻ “tu ti”.

2.2 Sử dụng thực phẩm chức năng

Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau như cốm lợi sữa, trà lợi sữa, ngũ cốc lợi sữa… rất tiện dụng cho mẹ cải thiện sữa đặc hơn.

Công dụng

Đối tượng sử dụng

Cách dùng

Cốm lợi sữa
  • Kích thích tiết sữa mẹ, làm tăng số lượng sữa
  • Mẹ ít sữa.
  • Mẹ sữa loãng
  • Hòa tan 1 gói vào một ít nước, khuấy đều trước khi uống.
  • Uống trước hoặc sau bữa ăn 1 giờ.
  • Liều dùng khuyến nghị: 1 gói/ ngày.
Trà lợi sữa
  • Hỗ trợ gia tăng tiết sữa mẹ, giải khát, giảm viêm nhiễm, giúp bà mẹ cho con bú ăn ngon miệng.
  • Đặc biệt hỗ trợ hoạt động của các tuyến sữa tốt hơn.
  • Thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giúp da đẹp và hỗ trợ giảm cân hiệu quả cho phụ nữ sau sinh.
  • Mẹ bị ít sữa/ tắc tia sữa/ sữa loãng.
  • Hòa tan vào nước ấm trước 3-5 phút trước khi sử dụng.
Ngũ cốc lợi sữa
  • Bổ sung dưỡng chất cho mẹ, kích thích tiết sữa qua đó giúp lượng sữa nhiều hơn và chất lượng sữa cũng sẽ tốt hơn, trẻ bú cũng sẽ thấy ngon miệng hơn.
  • Mẹ bị ít sữa.
  • Sữa loãng.
  • Pha 1-2 thìa ngũ cốc với 1 cốc nước ấm, tùy sở thích uống đặc hay uống loãng.

2.3 Sử dụng thuốc lợi sữa

Thuốc lợi sữa thường được sử dụng đối với trường hợp sữa mẹ bình thường nhưng ít sữa, bị tắc tia sữa mức độ nhẹ hay mất sữa tạm thời nhưng đã sử dụng các biện pháp kích sữa khác mà không có hiệu quả.

  • Thuốc lợi sữa không sử dụng đối với trường hợp tắc tia sữa mức độ nặng vì có thể làm tình trạng trầm trọng thêm, thậm chí gây áp xe vú do áp lực sữa quá lớn.
  • Công dụng của thuốc lợi sữa là giúp kích thích sữa về, đồng thời giúp sữa mẹ sánh hơn, đặc hơn, thơm và mát hơn.
  • Khi sử dụng thuốc lợi sữa, các mẹ phải có sự chỉ định của bác sĩ.

2.4 Chế độ nghỉ ngơi điều độ

Sau khi sinh người mẹ cần nghỉ ngơi điều độ bởi sau sinh cơ thể thường mệt mỏi, mất sức. Chính vì vậy một giấc ngủ sâu sẽ giúp hồi phục năng lượng đáng kể.

Chế độ ngủ nghỉ hợp lý để tránh mất sữa mẹ nhé!

  • Bên cạnh đó việc ngủ đúng, đủ giấc sẽ giúp tinh thần ổn định, từ đó giúp cơ chế tiết sữa ổn định hơn.
  • Ngược lại nếu cơ thể bị căng thẳng sẽ làm ức chế tiết hormone prolactinoxytocin khiến tiết ít sữa và chất lượng sữa bị kém.
  • Vì vậy sau sinh chị em nên cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày để sữa về nhiều và đảm bảo chất lượng sữa tốt hơn.

2.5 Cho con bú thường xuyên và đúng cách

Ngoài các cách làm sữa mẹ đặc hơn ở trên thì việc cho con bú thường xuyên và đúng cách cũng giúp sữa mẹ về nhiều và đặc hơn.

Tích cực cho con bú

  • Khi trẻ bú, các cử động của môi trẻ kích thích lên vú mẹ rồi tác động đến hệ thần kinh giúp tiết ra các hormone là oxytocin và prolactin là 2 loại hormone kích thích tiết sữa nhiều hơn.
  • Các tư thế cho trẻ bú: Cho bé nằm song song với mẹ, giữ em bé trên đùi của mẹ bằng cách dùng cánh tay đối diện của mẹ nâng bé, giữ em bé trên đùi mẹ, hỗ trợ bằng cánh tay cùng chiều với bên ngực bé ti mẹ hoặc bế con dưới cánh tay mẹ.

2.6 Lưu ý khác

Để sữa mẹ đặc hơn ngoài các biện pháp như bổ sung dinh dưỡng, uống sữa hay các thức uống khác thì các mẹ nên lưu ý không được sử dụng những thứ sau:

  • Rượu, bia, các chất kích thích.
  • Ăn đồ ăn khô.
  • Ăn măng, lá lốt, lá đinh lăng vì sẽ làm khô sữa.
  • Ăn quá nhiều bắp cải sẽ làm khô sữa.
  • Ăn rau cần tây sẽ làm giảm tiết sữa gây mất sữa.
  • Ăn lá bạc hà nhiều sẽ làm giảm lượng sữa, thậm chí có thể làm mất sữa.
  • Ngoài ra các đồ ăn cay, tỏi, lạc, các có thủy ngân cao, bơ, khoai tây chiên... cũng không nên ăn sau sinh.

***Lưu ý: Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa của người mẹ để có kết quả rõ ràng nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, chị em nuôi con bằng sữa mẹ đã tìm được cách làm thế nào để sữa mẹ đặc và nhiều hơn để đảm bảo cho con đủ sữa và được hưởng chất lượng sữa tốt nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt dấu hiệu mẹ ít sữa Thật và Giả