Mẹ ít sữa có nên cho bé bú sữa ngoài không?

Sữa mẹ luôn là sự lựa chọn tự nhiên và tốt nhất dành cho các bé sơ sinh cũng như các bé còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu mẹ ít sữa có nên cho bé bú sữa ngoài không? Các mẹ quan tâm hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Mẹ ít sữa có nên cho bé bú sữa ngoài không?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, tôi tên Thảo. Tôi vừa sinh con được 2 tháng. Lúc mới sinh, cháu cân nặng 3,5kg.

Tháng đầu tiên, cháu bú mẹ hoàn toàn, lượng sữa của tôi lúc đó cũng khá nhiều (trung bình 800ml-1lít/ngày). Cháu tăng được 860gram trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, sang tháng thứ 2, lượng sữa của tôi giảm đi, chỉ còn khoảng 350-400ml/ngày và tình trạng này đã kéo dài được hơn 2 tuần nay.
Con tôi hiện tại cũng chỉ nhỉnh thêm khoảng 350gram so với tháng trước nên tôi khá lo lắng, không biết có phải vì tôi ít sữa đi nên bé bị đói và còi hơn không. Bác sĩ cho tôi hỏi rằng mẹ ít sữa có nên cho bé bú sữa ngoài không ạ?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bé bú sữa ngoài
Trả lời

Chào bạn Thảo, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Dựa vào cách bạn theo dõi cân nặng của con, chúng tôi có thể thấy rằng bạn là một người mẹ cẩn thận, kỹ tính và rất thương con. Theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ thông qua chỉ số cân nặng và chiều cao sẽ giúp các mẹ theo dõi được tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ sơ sinh thường có cân nặng trong khoảng 3,2 kg - 3,8 kg. Trong năm đầu tiên, đặc biệt là trong 6 tháng đầu, tốc độ tăng trưởng của trẻ rất nhanh. Chiều cao có thể tăng 2,5cm mỗi tháng trong vòng 6 tháng đầu và cân nặng cũng tăng đáng kể.

Theo WHO, nếu được chăm sóc tốt, trung bình cân nặng của bé trong 6 tháng đầu sẽ tăng theo lộ trình như sau:

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh

Dựa vào bảng chỉ số cân nặng của WHO thì con của bạn dù là trai hay gái thì cũng đang ở mức suy dinh dưỡng do chưa có số cân nặng tiêu chuẩn. Có thể là do việc bạn giảm lượng sữa khiến bé không được cung cấp đủ nhu cầu sử dụng hoặc cũng có thể do bé khá lười bú và bú ít.

Đối với tình trạng mẹ bị ít sữa như này, bạn nên tìm cách để cải thiện nguồn sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn dưỡng chất cân bằng và phù hợp nhất cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng.

Tuy nhiên, trong thời điểm ít sữa hiện tại, bạn có thể xin thêm sữa mẹ bên ngoài, hoặc cho bé bú thêm sữa công thức để cung cấp cho bé đủ dinh dưỡng. Với mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ có nhu cầu về lượng sữa sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Trẻ mới sinh: Từ 30-60ml/ lần.
  • Trẻ từ 1-2 tháng tuổi: 90-120ml/lần, một ngày cho bé dùng 4-5 lần.
  • Trẻ từ 2-6 tháng tuổi: 120-180ml/lần, ngày 5 lần.
  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi:180-240ml/lần, 3-4 lần/ngày.

1. Lưu ý khi cho trẻ bú thêm sữa ngoài

Khi cho bé bú thêm sữa ngoài, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cho bé bú từng ít một để theo dõi phản ứng của cơ thể bé trước khi cho sử dụng với lượng lớn hơn. Nếu bé bị dị ứng, khó tiêu sữa, đi ngoài, quấy khóc,... khi được cho ăn sữa ngoài thì bạn nên ngừng và tìm loại sữa khác hoặc phương pháp khác thay thế.
  • Chỉ cho bé bú sữa ngoài khi sữa mẹ đã hết vì sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tối ưu dành cho trẻ, đặc biệt là những em bé còn nhỏ như con bạn hiện nay.
  • Bạn nên ưu tiên cho con ti sữa mẹ trước. Khi vú mẹ đã cạn sữa rồi, bạn mới pha thêm sữa ngoài bổ sung cho bé ăn để bé đủ no mỗi cữ bú.

2. Các biện pháp giúp mẹ lấy lại nguồn sữa nhanh

Để gia tăng lượng sữa tiết ra mỗi ngày, bạn nên thực hiện một số biện pháp kích sữa. Như vậy, bạn có thể có đủ sữa cho con bú mà không cần mua sữa ngoài đắt đỏ.

Phương pháp để mẹ có nhiều sữa

Ăn thức ăn lợi sữa

Bổ sung các thực phẩm lợi sữa là cách hiệu quả giúp bạn lấy lại sữa mẹ nhanh chóng.

  • Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết thì mới có nguyên liệu để tổng hợp và sản xuất sữa mẹ.
  • Một số món ăn lợi sữa mà bạn nên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày là: đậu phụ nhồi thịt, canh rau ngót thịt băm, gà rang nghệ, chân dê hầm lạc, thịt bò nấu cà chua, đu đủ xanh nấu sườn, chân giò hầm, thì là luộc…

Uống nước chè vằng và các thức uống lợi sữa từ thiên nhiên

Đây là những đồ uống có tác dụng lợi sữa tốt vì chúng có các thành phần kích thích cơ thể sản xuất sữa. Bạn có thể thử uống sữa đậu nành, nước ép cà rốt, sinh tố đu đủ, nước rau má, nước lá đinh lăng (trong thời kỳ tắc sữa)…

Giữ tinh thần thoải mái và ngủ đủ giấc

Mẹ cần có chế độ ngủ nghỉ hợp lí

Những lo âu và căng thẳng quá mức có thể sẽ khiến các mẹ bị stress, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan điều tiết việc sản xuất sữa là não bộ - tuyến yên - buồng trứng.

  • Hãy giữ cho mình một tinh thần thư thái, thoải mái và vui vẻ để việc tiết sữa được thuận lợi.
  • Mẹ cũng cần ngủ đủ giấc từ 8-10 tiếng/ngày để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng hoạt động. Thiếu ngủ sẽ gây gánh nặng lên hệ thần kinh và ức chế tiết sữa.

Tích cực âu yếm và cho con bú, kể cả khi hết sữa

  • Hoạt động âu yếm của mẹ với con và sự bú mút núm vú của bé sẽ tạo ra những kích thích để tăng sản xuất sữa.
  • Do sữa được sản xuất theo nhu cầu của bé nên khi nhận được kích thích, cơ thể mẹ sẽ có những điều chỉnh để tăng lượng sữa bé cần dùng.

Sử dụng sản phẩm lợi sữa

Những sản phẩm lợi sữa ví dụ như cốm lợi sữa sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể lượng sữa mẹ. Cốm lợi sữa có các thành phần giúp lợi sữa hiệu quả sẽ giúp các chị em kích thích sản xuất sữa tốt hơn.

Mẹ nên sử dụng thực phẩm chức năng lợi sữa

  • Bạn nên lựa chọn các sản phẩm cốm lợi sữa có thành phần từ thiên nhiên để đảm bảo độ an toàn và tránh tác dụng phụ.
  • Ngoài ra bạn cũng cần chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tốt nhất là có chứng nhận đảm bảo chất lượng của Bộ y tế.
  • Sử dụng cốm lợi sữa không chỉ tăng lượng sữa mà còn giúp sữa mẹ đặc hơn, sánh và thơm hơn.

Ngoài ra, mẹ nên tránh  các thực phẩm gây mất sữa: Lá lốt, măng, bạc hà, lá dâu, đồ uống kích thích, có cồn, cà phê, bắp cải, hạn chế ăn rau thơm...

***Lưu ý: Những cách trên còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn Thảo hiểu rõ hơn về tình trạng của mình cũng như cách xử trí phù hợp. Nếu mẹ ít sữa có nên cho bé bú sữa ngoài không? Câu trả lời là có, tuy nhiên bạn nên tìm cách để lấy lại sữa mẹ chứ không nên bỏ sữa mẹ hoàn toàn nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt dấu hiệu mẹ ít sữa Thật và Giả